Khu Bantar Gebang ở thành phố Bekasi, Indonesia là một trong những bãi rác lớn nhất thế giới. Núi rác “khổng lồ” này chính là vùng đất “màu mỡ” để nhiều mảnh đời kiếm sống mưu sinh mỗi ngày bằng nghề lượm rác và phế liệu.
Khu Bantar Gebang ở thành phố Bekasi, Indonesia đang tồn tại một bãi rác khổng lồ với quy mô rộng lớn bằng hơn 200 sân bóng đá chuyên nghiệp cộng lại. Mỗi ngày, bãi rác này tiếp nhận với 7.000 tấn chất thải từ Jakarta đổ về.
Bãi rác này theo nhiều thông tin được cung cấp thì đã tồn tại khoảng 30 năm nay và đây chính là “địa bàn” mưu sinh của khoảng 20.000 hộ dân nơi đây. Họ sinh sống dựa vào núi rác khổng lồ này bằng nghề nhặt rác và phế liệu, ve chai.
Sản phẩm mưu sinh của những người dân nơi đây chính là: kim loại, bìa cứng, nhựa, gỗ hoặc các vật liệu tái chế khác. Thậm chí họ còn nhặt cả xương động vật để bán cho những nhà sản xuất đồ trang sức. Và điều tất nhiên là họ phải “leo núi” mỗi ngày.
Công việc của những người dân nơi đây luôn tiềm tàng nhiều trường hợp nguy hiểm như: dẫm chân phải kim loại, ống kim tiêm, … Thu nhập một ngày của người lao động nơi đây khoảng 2 – 10$. Đây được xem là một mức thu nhập hấp dẫn nên nhiều người đã bỏ đi nghề nông truyền thống của họ.
Nơi họ sống là những ngôi nhà, những túp lều tạm bợ. Và chính quyền địa phương cũng cho biết thêm: những đứa trẻ nơi đây rất ít được đến trường, chúng đều phải đi theo gia đình làm những công việc tương tự như ba mẹ của chúng.
Người dân ở đây phải chịu đựng vô vàn khó khăn như nguy cơ mắc bệnh lao, sán dây, thiếu vitamin. Thậm chí việc các núi rác sạt lở cũng gây nguy hiểm đến tính mạng. Những nguồn nước ngầm xung quanh đã bị ô nhiễm nặng nề.
Cơn đại dịch Covid – 19 vừa rồi đã mang đến cho người dân nơi đây không ít khó khăn trong cuộc sống cũng như thu nhập của họ. Công việc của họ phải tạm thời ngưng lại do hạn chế việc lây lan của dịch bệnh nên dẫn đến hàng ngàn tấn rác mỗi ngày được đưa đến đây ngày càng nhiều.
Nguồn: zing.vn